Chữ Hán có 8 nét cơ bản sau ( ngòai ra còn có nhiều nét biến thể)
1.Nét ngang
2. Nét mác
3. Nét sổ
4 Nét hất ( còn gọi là nét phảy lên)
5. Nét ngoặc ( còn gọi là nét khuông đao)
( còn gọi là nét móc câu)
6. Nét móc
( còn gọi là nét quai)
( còn gọi là nét sổ móc)
7. Nét phảy
8. Nét chấm
Ðể có thể nhận thức và ghi chép được chữ Hán, trước hết cần phải biết chữ đó có mấy nét. Muốn đếm được, phải dựa vào sự nhận thức phân biệt các nét cơ bản. Nguyên tắc để đếm nét là: mỗi lần nhấc bút sau khi hoàn thành 1 nét cơ bản ( lấy kiểu chữ Chân thư làm chuẩn) được kể là 1 đơn vị để tính đếm.
Vd : một nét( 1 lần nhấc bút)
ø năm nét( 5 lần nhấc bút).
Việc đếm nét sơ qua tưởng đơn giản nhưng thực tế không dễ dàng. Bởi vì cần phải đếm cho thật chính xác thì mới phân biệt được các chữ 1 cách rõ ràng, mới ghi nhớ được chữ lâu, không nhầm chữ nọ thành chữ kia và mới có thể sử dụng được một số tự điển hoặc bảng tra chữ có khóa mã là số nét. Ðể có thể thành thạo trong việc đếm nét, không có cách nào hơn là chúng ta cần phải tập viết thật nhiều kết hợp với việc đếm nét của từng chữ.
2. Thứ tự của các nét trong một chữ |
|
Người ta chia chữ Hán thành 2 loại:
- Loại có kết cấu đơn giản gọi là Văn. Vd: nhân: người, nhập: vào, trung: trong,tâm: tim…
- Loại có kết cấu phức tạp gọi là Tự. Vd: trung: trung thành, minh: sáng, hảo : tốt…
A. Ðối với những chữ đơn giản( Văn):
1. Nét trái viết trước, nét phải viết sau.
Vd: nhân: người.
bát:8.
nhập: vào
xuyên: sông
2. Nét trên viết trước, nét dưới viết sau:
Vd: nhị: 2
đinh: trai tráng, hàng thứ 4 / 10 can.
hạ: dưới.
3. Nét ngang viết trước, nét sổ viết sau:
Vd: thập:10
4. Nét ngoài viết trước, nét trong viết sau:
Vd: nguyệt: mặt trăng, ngày
5. Nét giữa viết trước, 2 nét 2 bên viết sau ( 2 nét 2 bên thường đối xứng nhau)
Vd: tiểu: nhỏ
mộc: cây
6. Nét có nhiệm vụ khép kín ô vuông viết sau cùng
Vd: nhật: mặt trời
quốc: nước
B.Ðối với những chữ phức tạp( Tự ):
1 . Chữ trái viết trước, chữ phải viết sau
Vd: hảo: tốt
tri: biết
2. Chữ trên viết trước, chữ dưới viết sau
Vd: trung: trung thành
xương: thịnh
tư : suy nghĩ ( tứ : ý tứ)
3. Chữ ngoài viết trước, chữ trong viết sau
Vd: văn: nghe thấy
4. Chữ trong viết trước, chữ ngoài viết sau
Vd: đạo:con đường
5. Chữ giữa viết trước, hai chữ hai bên viết sau
Vd: lạc: vui ( nhạc: âm nhạc)
3. Tính cân đối của từng chữ |
|
Nếu lấy ô vuông làm giới hạn không gian của một đơn vị văn tự Hán, để đảm bảo tính cân đối của từng chữ, chúng ta có thể viết như sau:
1.Ðối với những chữ do 3 bộ phận giống nhau tạo thành, ta nên sắp xếp theo hình vuông, hình tam giác, theo sơ đồ và tỉ lệ như sau:
khí:dụng cụ máy móc
phẩm: hàng hoá, thứ bậc
tinh :sáng choang
sâm: rậm rạp
nhiếp: ghé tai nói nhỏ
2. Ðối với những chữ gồm 2 bộ phận trở lên, bộ phận nào có số nét nhiều hơn sẽ chiếm một khoảng rộng hơn trong ô vuông
a/ Loại chữ trên dưới
đán:ban mai, buổi sáng sớm
tự : chữ
trung: trung thành
b/ Loại chữ trái phải
hảo: tốt
mộc: tắm gội
đô:đô ấp
vệ: bảo vệ
c/ Loại chữ trong ngoài
văn : nghe
phong: gió
Trên đây là những kiểu thức thường hay gặp trong chữ Hán chứ chưa phải là tất cả.Nắm vững qui tắc viết chữ Hán và các kiểu thức sắp xếp của chữ Hán sẽ giúp chúng ta phân biệt mặt chữ, ghi nhớ và viết chữ Hán được nhanh, gọn.
0 nhận xét:
Đăng nhận xét