Cách viết chứ Hán Trong tiếng Nhật


Cách viết chữ Hán trong tiếng Nhật



 

Hán Việt : NHÂN
Số nét : 2
Cách đọc : ひと、じん
Nghĩa : Người

Ví dụ :
あの 人(ひと)は だれ ですか?
Người kia là ai vậy ?
わたし は ベトナム人 (じん)です?
Tôi là người Việt Nam.
 

Hán Việt : TIÊN
Số nét : 6
Cách đọc : 
せん、さき
Nghĩa: Trước, điểm đầu
Ví dụ : (さき)にしつれいします。 : Tôi xin phép về trước.

 

Hán Việt : SINH
Số nét : 5
Cách đọc : 
せい
Nghĩa: Nguyên, sống
Ví dụ : わたしは先生(せんせい)です。 : Tôi là thầy giáo.

 


Hán Việt : HÀ
Số nét : 7
Cách đọc : なに、なん
Nghĩa: Cái gì
Ví dụ :
これ は 何(なん)ですか? : Cái này là cái gì ?
あなた は 何(なん)さい ですか? : Bạn bao nhiêu tuổi ?
 

Hán Việt : NHẬT
Số nét : 4
Cách đọc : に
Nghĩa : Mặt trời, ngày, Nhật bản (日本)

Ví dụ :
わたし は 日本人 (にほんじん) です。
Tôi là người Nhật Bản.

  
Hán Việt : BẢN
Số nét : 5
Cách đọc : ほん
Nghĩa : Quyển sách

Ví dụ :
これ は わたし の 本(ほん) です。
Đây là quyển sách của tôi. 


Hán Việt : HỌC
Số nét : 8
Cách đọc : がく
Nghĩa: Học

Ví dụ :
この人 は 学生(がくせい)です。 : Người này là học sinh.

Hán Việt : ĐẠI
Số nét : 3
Cách đọc : だい
Nghĩa: Lớn, nhiều
Ví dụ :
この人 は 大学生(だいがくせい)です。 :  Người này là sinh viên.

Quy tắc cơ bản viết chứ Kanji

Qui tắc cơ bản viết chữ Kanji

Các quy tắc cần nhớ được liệt kê như sau, trừ một vài trường hợp ngoại lệ.

1. Ngang trước sổ sau: 十 , 丁 , 干 , 于 , 斗 , 井 .

2. Phết (ノ) trước, mác ( 乀 ) sau: 八 , 人 , 入 , 天 .

3. Trái trước phải sau: 州 , 划 , 外 , 办 , 做 , 条 , 附 , 谢 .

4. Trên trước dưới sau: 三 , 合 , 念 , 志 , 器 , 意 .

5. Ngoài trước trong sau: 司 , 向 , 月 , 同 , 风 , 风 , 周 .

6. Bộ 辶 và 廴 viết sau cùng: 这 , 还 , 选 , 游 , 道 , 建 .

7. Giữa trước; trái rồi phải: 小 , 少 , 水 , 业 , 办 , 乐 .

8. Vào nhà trước, đóng cửa sau: 日, 回 , 国 , 国 , 固 , 固 .
Chữ Hán có 8 nét cơ bản sau ( ngòai ra còn có nhiều nét biến thể)
  1.Nét ngang
2. Nét mác
3. Nét sổ
4 Nét hất ( còn gọi là nét phảy lên)
5. Nét ngoặc ( còn gọi là nét khuông đao)
( còn gọi là nét móc câu)
6. Nét móc
( còn gọi là nét quai)
( còn gọi là nét sổ móc)
7. Nét phảy
8. Nét chấm
Ðể có thể nhận thức và ghi chép được chữ Hán, trước hết cần phải biết chữ đó có mấy nét. Muốn đếm được, phải dựa vào sự nhận thức phân biệt các nét cơ bản. Nguyên tắc để đếm nét là: mỗi lần nhấc bút sau khi hoàn thành 1 nét cơ bản ( lấy kiểu chữ Chân thư làm chuẩn) được kể là 1 đơn vị để tính đếm.
Vd : một nét( 1 lần nhấc bút)
ø năm nét( 5 lần nhấc bút).
Việc đếm nét sơ qua tưởng đơn giản nhưng thực tế không dễ dàng. Bởi vì cần phải đếm cho thật chính xác thì mới phân biệt được các chữ 1 cách rõ ràng, mới ghi nhớ được chữ lâu, không nhầm chữ nọ thành chữ kia và mới có thể sử dụng được một số tự điển hoặc bảng tra chữ có khóa mã là số nét. Ðể có thể thành thạo trong việc đếm nét, không có cách nào hơn là chúng ta cần phải tập viết thật nhiều kết hợp với việc đếm nét của từng chữ.
 2. Thứ tự của các nét trong một chữ
Người ta chia chữ Hán thành 2 loại:
- Loại có kết cấu đơn giản gọi là Văn. Vd: nhân: người, nhập: vào, trung: trong,tâm: tim…
- Loại có kết cấu phức tạp gọi là Tự. Vd: trung: trung thành, minh: sáng, hảo : tốt…
A. Ðối với những chữ đơn giản( Văn):
1. Nét trái viết trước, nét phải viết sau. 
Vd: nhân: người.
bát:8.
nhập: vào
xuyên: sông
2. Nét trên viết trước, nét dưới viết sau: 
Vd: nhị: 2
đinh: trai tráng, hàng thứ 4 / 10 can.
hạ: dưới.
3. Nét ngang viết trước, nét sổ viết sau:
Vd: thập:10
4. Nét ngoài viết trước, nét trong viết sau:
Vd: nguyệt: mặt trăng, ngày
5. Nét giữa viết trước, 2 nét 2 bên viết sau ( 2 nét 2 bên thường đối xứng nhau)
Vd: tiểu: nhỏ
mộc: cây
6. Nét có nhiệm vụ khép kín ô vuông viết sau cùng
Vd: nhật: mặt trời
quốc: nước
B.Ðối với những chữ phức tạp( Tự ):
1 . Chữ trái viết trước, chữ phải viết sau
Vd: hảo: tốt
tri: biết
2. Chữ trên viết trước, chữ dưới viết sau
Vd: trung: trung thành
xương: thịnh
tư : suy nghĩ ( tứ : ý tứ)
3. Chữ ngoài viết trước, chữ trong viết sau
Vd: văn: nghe thấy
4. Chữ trong viết trước, chữ ngoài viết sau
Vd: đạo:con đường
5. Chữ giữa viết trước, hai chữ hai bên viết sau
Vd: lạc: vui ( nhạc: âm nhạc)
3nh cân đối của từng chữ
Nếu lấy ô vuông làm giới hạn không gian của một đơn vị văn tự Hán, để đảm bảo tính cân đối của từng chữ, chúng ta có thể viết như sau:
1.Ðối với những chữ do 3 bộ phận giống nhau tạo thành, ta nên sắp xếp theo hình vuông, hình tam giác, theo sơ đồ và tỉ lệ như sau:
khí:dụng cụ máy móc
phẩm: hàng hoá, thứ bậc
tinh :sáng choang
sâm: rậm rạp
nhiếp: ghé tai nói nhỏ
2. Ðối với những chữ gồm 2 bộ phận trở lên, bộ phận nào có số nét nhiều hơn sẽ chiếm một khoảng rộng hơn trong ô vuông
a/ Loại chữ trên dưới
đán:ban mai, buổi sáng sớm
tự : chữ
trung: trung thành
b/ Loại chữ trái phải
hảo: tốt
mộc: tắm gội
đô:đô ấp
vệ: bảo vệ
c/ Loại chữ trong ngoài
văn : nghe
phong: gió
Trên đây là những kiểu thức thường hay gặp trong chữ Hán chứ chưa phải là tất cả.Nắm vững qui tắc viết chữ Hán và các kiểu thức sắp xếp của chữ Hán sẽ giúp chúng ta phân biệt mặt chữ, ghi nhớ và viết chữ Hán được nhanh, gọn.


Bài học để thành công...


Đã bao giờ bạn tự hỏi thành công là gì mà bao kẻ bỏ cả cuộc đời mình theo đuổi? Phải chăng, đó là kết quả hoàn hảo trong công việc, sự chính xác đến từng chi tiết? Hay đó là cách nói khác của từ thành đạt, nghĩa là có được một cuộc sống giàu sang, được mọi người nể phục? Vậy thì bạn hãy dành chút thời gian để lặng mình suy ngẫm. Cuộc sống sẽ chỉ cho bạn có những người đạt được thành công theo một cách giản dị đến bất ngờ.
Thành công là khi bố và con trai có dũng khí bước vào bếp, nấu những món ăn mẹ thích nhân ngày 8-3. Món canh có thể hơi mặn, món cá sốt đáng lẽ phải có màu đỏ sậm thì lại ngả sang màu… đen cháy. Nhưng nhìn mâm cơm, mẹ vẫn cười. Bởi vì hai bố con không thể thành công trên “chiến trường” bếp núc, nhưng lại thành công khi tặng mẹ “đoá hồng” của tình yêu. Một món quà ý nghĩa hơn cả những món quà quý giá, hạnh phúc ấy long lanh in trong mắt mẹ.
Thành công còn là hình ảnh một cậu bé bị dị tật ở chân, không bao giờ đi lại bình thường được. Từ nhỏ, cậu đã nuôi ước mơ trở thành cầu thủ bóng đá. Sau bao nỗ lực khổ luyện, cậu bé trở thành cầu thủ dự bị trong một đội bóng nhỏ, và chưa bao giờ được chính thức ra sân. Nhưng đó không phải là thất bại. Trái lại, thành công đã nở hoa khi cậu bé năm xưa, với bao nghị lực và quyết tâm, đã chiến thắng hoàn cảnh để theo đuổi ước mơ từ ngày thơ bé. Thành công ấy, liệu có mấy người đạt được?
Sau mỗi mùa thi đại học, có bao “sĩ tử” buồn rầu khi biết mình trở thành “tử sĩ”. Hai bảy điểm, cao thật đấy. Nhưng cao mà làm gì khi NV1 lấy tới hai bảy phẩy năm? Đó thật ra không phải là thất bại, chỉ là khi thành công – bị – trì – hoãn mà thôi. Cuộc sống vẫn chào đón họ với NV2, NV3. Quan trọng là họ đã nỗ lực hết sức để khẳng định mình. Đó là ý nghĩa vẹn nguyên của các kỳ thi, và cũng là bản chất của thành công.
Ngày còn nhỏ, tôi đã được đọc một câu chuyện rất xúc động. Truyện kể về một cậu bé nghèo với bài văn tả lại mẹ – người phụ nữ đã che chở cuộc đời em. Cậu bé viết về một người mẹ với mái tóc pha sương, với đôi bàn tay ram ráp nhăn nheo nhưng dịu hiền và ấm áp. Cậu kết luận rằng: bà ngoại là người mẹ – người phụ nữ đã nâng đỡ em trong suốt hành trình của cuộc đời. Bài văn lạc đề, phải về nhà viết lại. Nhưng đó mới chính là một tác phẩm thành công, bởi ở đó chất chứa tình yêu thương của đứa cháu mồ côi dành cho bà ngoại. Liệu có thành công nào, tình cảm nào thiêng liêng hơn thế?
Nhiều năm trước, báo chí từng vinh danh một cậu học trò nghèo thi đậu đại học với vị trí thủ khoa. Đối với cậu, đó là một thành công lớn. Nhưng có một thành công khác, lặng thầm mà lớn lao, đó là chiến thắng của một người cha gần 20 năm trời đạp xích lô nuôi con ăn học. Bao niềm tin và hi vọng hiện lên trên gương mặt vốn đã chịu nhiều khắc khổ. Và ngày con trai đậu đại học cũng là ngày tốt nghiệp khoá – học – của – một- người – cha.
Tôi biết có một nữ sinh tốt nghiệp đại học với tấm bằng loại ưu gần hai mươi năm trước. Với tài năng của mình, cô có thể gặt hái thành công trên con đường sự nghiệp và danh vọng. Nhưng cô sinh viên năm ấy đã chấp nhận hi sinh những cơ hội của đời mình để trở thành một người vợ đảm đang, một người mẹ dịu hiền của hai cô công chúa nhỏ. Cho tới bây giờ, khi đã là một phụ nữ trung niên, Người vẫn nói với tôi rằng: “Chăm sóc bố và hai con chu đáo, đối với mẹ đã là một thành công lớn”. Mỗi khi nghe câu nói ấy, tôi lại rơi nước mắt. Gia đình là hạnh phúc, là thành quả đẹp đẽ của đời mẹ, và chúng tôi phải cảm ơn mẹ vì điều đó.
Con người luôn khát khao thành công, nhưng mù quáng theo đuổi thành công thì thật là vô nghĩa. Bạn muốn mình giàu có, muốn trở thành tỷ phú như Bill Gates? Vậy thì hãy gấp đồng tiền một cách cẩn thận rồi trao nó cho bà cụ ăn xin bên đường. Với việc làm đẹp đẽ ấy, bạn sẽ cho mọi người hiểu được bạn không chỉ giàu có về vật chất mà còn giàu có tâm hồn. Khi đó, bạn đã thực sự thành công.
Cũng có khi bạn ước mơ thành công sẽ đến với mình như đến với Abramovich – ông chủ của đội bóng toàn những ngôi sao? Thành công chẳng ở đâu xa, chỉ cần bạn dành thời gian chăm sóc cho “đội bóng” của gia đình bạn. Ở đó, bạn nhận được tình yêu thương vô bờ bến, thứ mà Abramovich không nhận lại được từ những cầu thủ của ông ta. Thành công đến với mọi người một cách giản dị và ngọt ngào như thế!
Bạn được sinh ra, đó là một thành công vĩ đại của cha và mẹ. Trách nhiệm của bạn là phải gìn giữ cho vẻ đẹp hoàn thiện của thành công ấy. Đừng bao giờ ủ ê nghĩ rằng cuộc sống là một chuỗi của thất bại, bởi như một giáo sư người Anh từng nói: “Cuộc sống này không có thất bại, có chăng là cách chúng ta nhìn nhận mọi việc mà thôi”. Còn đối với tôi, thành công là khi ai đó đọc được bài viết nhỏ này. Có thể sẽ chẳng được điểm cao, nhưng gửi gắm được những suy nghĩ của mình vào trang viết, với tôi, đó là một thành công.