Gán quyền Admin vào tài khoản User khi không biết Pass của Admin

Gán quyền Admin vào tài khoản User khi không biết Pass của Admin

Cách 1:
Đầu tiên các bạn đăng nhập bằng user mrbk hoặc Guest tùy ý. XOng các bạn vào Run > Gõ vào "AT Time /interactive "cmd.exe" (chú ý: Time là giờ hiện hành của máy bạn + 1. VD: Hiện tại là 12:00 AM, các bạn đánh dòng lệnh như sau:
AT 12:01 /interactive "cmd.exe")
Đợi khoảng 1 phút thì sẽ có thêm một bảng CMD nữa hiện ra, các bạn tắt bảng CMD cũ, xong rùi nhấn Ctrl + Alt + Del, nhấp phải vào Explorer chọn EndProcess, Tiếp tục vào bảng CMD khi nãy, đánh vào explorer.exe
Lúc này máy tính của bạn sẽ đc đăng nhập bằng user SYSTEM, hình như user này có quyền cao hơn cả Admin nữa thì phải.
Lúc nay ta có thể Enable User trungleon hay là làm gì là tùy các ban
Cách 2:.
start->run->system32
Sao lưu cmd.exe và sethc.exe
Copy cmd.exe vào thư mục khác và đổi tên thành sethc.exe
Copy file vừa tạo đè vào file sethc.exe trong thư mục system32.
Bây giờ thử bấm phím shift key 5 lần và bạn sẽ có cửa sổ lệnh.
Bạn phải có quyền user thường để làm được các thao tác trên.
Bước 2: Tạo account
Từ màn hình chào của windows ta bấm phím shift 5 lần để có cửa số lệnh.
Nhập lệnh: net user /add
Tiếp theo dùng net localgroup để add vào group administrator.
Cách 3:
Bạn vào Window như bình thường mà sau đó Remove Password là được.
Nếu mà quên password thì trong khi vào Window ( hiện chữ Welcome ấy ) bạn ấn 3 lần tổ hợp phím Ctrl + Shift + Delete , 1 bảng hiện lên và bấm Ok. Sau khi vào được rồi thì phá password đó đi bằng cách sau :
Trên Windows XP, nếu bạn nhấp phím Shift 5 lần, Windows sẽ gọi một chương trình nhỏ có tên là StickyKey. Đây là chương trình hỗ trợ người khuyết tật khi sử dụng Windows XP được đính kèm mặc đinh trong bộ tiện ích của Windows. Điều này có nghĩa là bạn có thể gọi chương trình này bằng phím tắt mà không cần đến giao diện thân thiện (1).

Nếu bạn đăng nhập bằng tài khoản có tên User1 và nhấp phím Shift 5 lần để gọi chương trình này, Windows sẽ lấy quyền của User1 để gọi chương trình StickyKey. Nếu bạn không đăng nhập vào bất kỳ một tài khoản nào mà gọi được StickyKey thì Widnows sẽ lấy quyên của hệ thống (System) để chạy StickyKey (2).

Từ giả định (1) và (2) trên, nếu bạn thay thế file thực thi của chương trình StickyKey (sethc.exe) bằng chương trình Command Run (cmd.exe) và gọi nó bằng 5 lần phím Shift mà không đăng nhập bằng tài khoản nào cả thì windows sẽ dùng quyền của Hệ thống (system) gọi file cmd.exe thay vì file sethc.exe. Thế là có thể làm bất cứ chuyện gì bằng tài khoản của cao nhất (quyền của Hệ thống) trên chương trình Command Run.
Cách thực hiện thủ thuật này:


Bước 1: Vào windows với tài khoản User bình thường và nhấn 5 lần phím Shift để gọi thử chương trình StickyKey trên Windows và đóng nó lại (chỉ nhằm để xem thử).

Bước 2: Vào Start >> Run >> nhập vào Notepad và Enter để gọi chương trình Notepad.exe. Copy đoạn mã của mình viết, past vào notepad, Save lại với tên là Hackpass.bat

REM Visit www.helloICT.com to learn more tips and tricks
REM Ghe tham trang web www.helloict.com de doc nhieu thu thuat hay
REM ----------------------------------------…
REM Coded by BiBo

cd %systemroot%/system32
rename sethc.exe sethc.exe.bk
copy cmd.exe sethc.exe /y

Sau đó nhấp kép chuột lên file Hackpass.bat để thực thi!

Đoạn mã này làm các nhiệm vụ sau:

1. Sao lưu lại file sethc.exe bằng cách đặt lại tên là sethc.exe.bk
2. Thay thế file sethc.exe bằng file cmd.exe

Đến đây, bạn nhấp phím Shift 5 lần, nếu chương trình Command Run được gọi thay vì chương trình StickyKey thì bạn đã thành công!

Chương trình StickyKey đã được thay bằng Ccmmand Run
Bước 3: Khởi động lại máy. Khi đến màn hình đăng nhập, bạn khoan hãy đăng nhập mà nhấn phím Shift 5 lần...... Lúc này chương trình Command Run xuất hiện, bạn nhập một trong những vào đoạn lệnh dưới đây

Xóa trắng password của Administrator:

net user Administrator

---- > nhấn phím Enter khi hoàn thành!

Thêm một tài khoản Admin với mật khẩu là 123
net user Admin 123 /add

---- > nhấn phím Enter khi hoàn thành!

Gán tài khoản Admin vào nhóm quản trị:
net localgroup Administrators Admin /add

---- > nhấn phím Enter khi hoàn thành!

Nếu bạn sử dụng đúng cấu trúc lệnh phía trên, bạn sẽ tạo được các tài khoản mới. Tại đây, bạn có thể đăng nhập vào các tài khoản mới mà không cần khởi động lại máy!

Cách cấu hình wifi khác lớp mạng với LAN

Chào bạn,
Bạn đã thử như thế nào, có thể vẽ rõ sơ đồ mạng ra ko? Cách đặt IP của bạn ?
Bạn làm theo sơ đồ này xem sao :


Cám ơn bạn đã hỗ trợ.
Sơ đồ thì mình làm như Hình 1 bên dưới:
Modem 1 port kết nối với Wan port của Linksys và LAN port của Linksys kết nối với máy bàn, còn các máy laptop thì kết nối wifi từ linksys.
Về cấu hình IP thì modem mặt định trước đây mình sử dụng có lớp IP là 192.168.0.1 còn Linksys thì mình cấu hình như Hình 2 bên dưới.
Nhưng khi dùng Laptop kết nối wifi, kiểm tra IP thì mình lại thấy IP cùng lớp mạng với IP của Desktop nên tất cả các máy trên mạng điều có thể thấy nhau.
Vì vậy mình muốn cấu hình sao cho các máy Laptop khi kết nối wifi sẽ không thấy các máy Desktop trên mạng.

Hinh 1:


Hinh 2:





Tui chỉ ông 1 cách bây giờ, ông dùng dây mạng nối cái modem wifi với cái modem siment củ rồi sau đó, vào trang web của modem wifi disable DHCP đi, thì mọi chuyện sẽ bình thường thôi, còn nếu muốn làm theo cách của ông thì ông nên nói cụ thể hơn, có hình càng tốt để mọi người dể xử lý hơn.
Trước tiên bạn dùng cắp nối pc với modem wifi,và nối facstEthernet vào modem nên nhớ pc phải kết nối internet.
Sau đó vào run->cmd->ipconfig //all để lấy ip.tiếp đến dùng trình diệt web nhập vào đ/c ip ân enter,phần còn lại bạn có thể tiếp tục được chứ.bạn nên đặt tên(ssid) và pass cho wifi của mình để đảm bảo tính bảo mật.

1: dùng lại cái modem cũ, không cần khai báo gì thêm về user và pass bên ISP nữa, biến cái modem mới mua thành mode bắc cầu gắn dây mạng từ modem cũ sang cổng LAN modem mới, sau đó bên modem mới chuyển Ip mặc định là 192.168.1.1 thành Ip mới, tắt cái DHCP modem mới và chuyển bên phần pppop thành brige. sau đó bên modem mới còn dư 3 port lan muốn cắm port nào tùy thích
2. bỏ cái cũ, gắn cái mới hỏi ISP cái user và pass, sau đó cấu hình bình thường tương tự như mấy cái cũ. còn chức năng wifi thì tự nó làm hết, muốn đặt pass thì đặt, nhớ cài theo chuẩn WPA cho điện thoại vẫn có thể kết nối được

Tắt DHCP 1 trong 2 modem , chì cho 1 modem cấp ip động thôi
địa chỉ IP củ :192.168.1.1 subnet mark 255.255.255.0.
Ip Wan trên Wifi là 192.168.2.1
gw : 192.168.1.1
trỏ Ip về modem 1 , thi lúc đó các máy kết nối vào modem2 mới ra net được

Khóa thư mục bằng một “click” chuột Secure Folders


Để bảo mật tài liệu quan trọng, bạn có nhiều cách lựa chọn, trong đó thao tác khóa việc truy cập bằng mật mã là giải pháp tối ưu. Với việc khóa bằng mật mã thư mục chứa tài liệu, người dùng sẽ vẫn thấy thư mục đó xuất hiện trước mắt, tuy nhiên để sử dụng được thì phải vượt qua bức tường bảo vệ bằng mật khẩu đã đặt.
Secure Folder tỏ ra nổi bật và là công cụ khả thi nhất cho công việc này. Secure Folder hoàn toàn miễn phí, cài đặt và sử dụng đơn giản, nhanh chóng. Secure Folder chỉ sử dụng được trên các phân vùng NTFS, Windows XP/2000/2003/Vista/7. Các bạn tải Secure Folder về cài đặt tại đây (dung lượng: 174,31 KB), yêu cầu máy tính có cài đặt Microsoft .NET 2.0 trở lên (tải tại đây).

Sau khi cài đặt thành công Secure Folder, thanh thực đơn hiện ra khi nhấn chuột phải vào thư mục bất kì sẽ xuất hiện thêm tùy chọn [Lock/Unlook] with Secure Folder.

Trước khi sử dụng chương trình để khóa thư mục, bạn cần tạo mật mã bảo mật quyền sử dụng chương trình này, bằng cách vào Start > All Programs > Secure Folder > kích hoạt biểu tượng Secure Folder để khởi động chương trình. Hộp thoại hiện ra, bạn nhập vào 2 lần cùng một chuỗi mật mã vào 2 ô Password và Confirm Password. Sau này, bạn có thể sửa lại chuỗi mật khẩu này bằng việc vào File > Change Password.
Bạn có 2 cách để thêm một thư mục vào danh sách khóa của chương trình:

Cách 1: Trên giao diện chương trình, bạn vào File > chọn Add… > chỉ thư mục cần khóa > OK 2 lần để xác nhận. Mặc định, với cách này thì thư mục sẽ được ẩn luôn trong khi đặt mật khẩu bảo vệ. Để thay đổi tùy chọn ẩn này mỗi khi khóa thư mục, bạn bỏ chọn trước dòng Hide & Lock.
Cách 2: Để bắt đầu khóa một thư mục nào đó với chương trình Secure Folder này, bạn nhấn chuột phải vào thư mục đó, rồi chọn [Lock/Unlook] with Secure Folder. Trên cửa sổ hiện ra, bạn đánh dấu vào Lock để chỉ khóa thư mục mà thư mục vẫn được nhìn thấy, hoặc chọn Hide & Lock để khóa thư mục đó và làm thư mục đó ẩn đi khỏi sự dòm ngó của mọi người.
Các thư mục sau khi được khóa sẽ đổi màu chữ từ đen (mặc định trong Windows) sang màu xanh lá mạ cho bạn dễ phân biệt.

Tương tự, bạn cũng có 2 cách để mở khóa một thư mục đã bảo vệ:

Cách 1: Bạn chọn thư mục trong danh sách Folders của chương trình, rồi nhấn vào Unlock. Ngay lập tức, thư mục sẽ được mở khóa và thể hiện cho bạn xem trên Windows Explorer.
Cách 2: Trên cửa sổ Windows Explorer, bạn nhấn chuột phải vào thư mục đã khóa, rồi chọn [Lock/Unlook] with Secure Folder > nhập mật mã đã thiết lập cho chương trình > nhấn Unlook. Tuy nhiên, cách này chỉ dành cho những thư mục được khóa mà không ẩn khỏi Windows Explorer.

Sau khi đã mở khóa các thư mục thì chúng vẫn xuất hiện trong danh sách thư mục được quản lí bởi Secure Folder. Để loại chúng khỏi danh sách này, bạn chọn trong danh sách, rồi nhấn nút Remove trên giao diện chính.

Tạo bản lưu trữ mật khẩu
Để tránh trường hợp bị mất mật khẩu, vì quên chẳng hạn. Bạn chọn Back up now trên cửa sổ hiện ra sau khi vừa tạo mật mã cho chương trình > nhấn Next 2 lần để xác nhận các yêu cầu > nhập mật mã đã tạo > nhấn Next > chọn nơi lưu thành phẩm > nhấn OK để hoàn thành. Sau này, bạn chỉ việc kích hoạt lại tập tin vừa thu được để phục hồi mật khẩu.

Dùng một ổ cứng cho nhiều máy tính

InEmail
Kĩ thuật này có thể áp dụng cho những phòng máy tính nhỏ để tiết kiệm chi phí đầu tư. Ngoài ra, người quản lí sẽ dễ dàng theo dõi hệ thống, phát hiện và sửa chữa lỗi. Bạn sẽ bắt đầu bằng việc cài đặt mạng BootRom, thiết lập những ổ cứng ảo.
Chuẩn bị
Image
Mô hình mạng BootRom, mỗi máy con một ổ ảo (Private Image).
Bài này sẽ hướng dẫn cài đặt hệ thống BootRom trên hệ điều hành Windows XP, dùng phần mềm BXP phiên bản 3.1của hãng Venturcom.
BXP là phần mềm hỗ trợ với các thành phần: BXP server cài đặt trên máy chủ và bản BXP client dùng trên các máy con. Chương trình có nhiệm vụ: mã hóa Windows XP đang cài đặt trên đĩa cứng của một máy con thành tập tin ảnh, sau đó chép tập tin này lên đĩa cứng của máy chủ và giúp máy khách có thể truy xuất nó như là một ổ đĩa ảo có chứa hệ điều hành này.
Chú ý: BootRom phù hợp với mô hình mạng LAN nhỏ và chạy các chương trình không quá nặng. Khi mạng có nhiều máy con phục vụ hoạt động tải phim ảnh, chơi game 3D... thì dễ bị treo toàn bộ hệ thống. Nếu muốn dùng, bạn cần đầu tư mua máy chủ có cấu hình cao.
Đối với máy chủ (server)
Hệ điều hành có thể dùng: Windows XP, Windows 2000 Professional, Windows 2000 Server, Windows 2000 Advanced server hoặc Windows Server 2003...
Ổ cứng: Các máy con dùng chung ổ cứng (Shared Image) thì dung lượng không cần nhiều nhưng nếu mỗi máy con muốn một phần "đất" riêng trên đó (dạng Private Image) thì bạn có thể tính toán sao cho hợp lí. Ví dụ: phòng 10 máy con, mỗi máy cần 5 GB thì ổ cứng phải trên 50 GB. Bạn nên chọn đĩa cứng có tốc độ cao (7200 vòng/phút chẳng hạn) để máy con truy cập nhanh.
Mô hình: Windows 2000 Server, đã cấu hình domain, DHCP, giao thức TCP/IP. Ổ cứng định dạng NTFS. Tạo sẵn 10 tài khoản cho các máy con từ user1 đến user10 thông nhau trong mạng LAN.

Đối với máy con (client)
  • Hệ điều hành có thể dùng: Windows XP Professional (hoặc Windows 2000 Professional).
  • Card mạng PXE (phiên bản 99j trở lên), thuộc một trong 3 loại 3com905C, Intel Pro/100, RTL8139.
  • Một ổ cứng tham khảo để cài hệ điều hành, các ứng dụng... cho máy con (ổ này sau sẽ không dùng đến do dữ liệu của nó được sao vào ổ đĩa ảo). Dung lượng các chương trình cài đặt ở đây là yếu tố tham khảo để bạn khai báo dung lượng ổ đĩa ảo sau này.
Cài đặt BXP ở máy chủ
Các mục cài đặt của BXP 3.1
Các mục cài đặt của BXP 3.1

Chú ý: trước khi cài BXP 3.1 nếu trong máy chủ của bạn có một phiên bản nào trước của BXP 3.1 như 3Com VLD, BootNic, BXP2.0 thì phải gỡ chúng và các thư mục liên quan khỏi hệ thống rồi mới cài.
  • Nhấn đúp chuột vào tập tin chạy.
  • Hộp thoại Setup type xuất hiện. Chọn Full Server, bấm Next.
  • Bỏ đánh dấu Tellurian DHCP Server trong hộp thoại Select Components (vì hệ thống đã sử dụng DHCP - dịch vụ cấp phát địa chỉ IP động của Windows Server 2003).
  • Hệ điều hành thông báo phát hiện thêm phần cứng mới (ổ đĩa ảo của BXP). Bấm Next để phần mềm xác nhận cài đặt. Bấm Continue anyway và chờ đến khi quá trình cài BXP ở máy chủ hoàn tất.

Cấu hình dịch vụ BXP trên máy chủ
Bạn phải cài đặt cho các dịch vụ sau:
  • 3Com PXE Service: dùng trong trường hợp các máy khách nhận địa chỉ IP tự động từ DHCP.
  • BXP TFTP Service: các máy khách dùng để nạp tập tin ảnh khởi động (bootstrap file).
  • BXP Login Service: chấp nhận các máy khách và cung cấp thông tin về ổ cứng ảo mà nó được gán.
  • BXP IO Service: truy cập đến tập tin ổ đĩa ảo để xử lí các yêu cầu truy xuất mà máy khách gửi tới.

3Com PXE Service
Biểu tượng 3Com PXE trên màn hình Control Panel.
Biểu tượng 3Com PXE trên màn hình Control Panel.


  • Vào menu Start > Control Panel, nhấn đúp chuột vào biểu tượng 3COM PXE. Nếu có thông báo dịch vụ này chưa khởi động, nhấn Yes để bỏ qua.
  • Ở thẻ Options, bạn kiểm tra đường dẫn C:Program FilesVenturcomBXPTFTPBOOT.
  • Nếu DHCP đang hoạt động ở máy chủ thì mục Proxy DHCP sẽ bị mờ (chỉ chọn mục này khi DHCP chạy ở một máy chủ khác).
  • Nhấn vào thẻ Network Adapters. Đánh dấu ở địa chỉ IP của card mạng dùng để chạy dịch vụ này.
    Nhấn OK để thoát hộp thoại.
Venturcom TFTP Service

Image
Hộp thoại Venturcom TFTP Service.
  • Trong Control Panel, nhấn đúp vào biểu tượng Venturcom TFTP Service.
  • Kiểm tra đường dẫn ở mục Transmit (GET) directory (chỉ đến file Vldrmi13.bin) phải đúng là C:\Program Files\Venturcom\BXP\Tfptboot.
  • Kiểm tra mục Allow Transmit được chọn.
  • Nhấn vào thẻ TFTP Network và chọn vào phần địa chỉ IP của card mạng để chạy dịch vụ này. Chú ý: PXE và TFTP Servers phải được gắn cùng một card mạng.
  • Nhấn OK để lưu và thoát khỏi hộp thoại.
BXP IO Service

Image
Hộp thoại BXP IO Service Preferences.
  • Chọn một ổ cứng (D hay E) trên máy chủ (phải được định dạng bằng NTFS) để tạo một thư mục để lưu trữ các file hình ảnh của máy khách.
  • Vào menu Start > Programs > Venturcom BXP, chọn BXP IO Service Preferences. Một hộp thoại xuất hiện.
  • Nhấn Browse, chọn thư mục lưu trữ nói trên.
  • Tại IP Settings, chọn card mạng được dùng cho dịch vụ này bằng cách chọn địa chỉ IP tương ứng.
  • Mục Port phải khai báo đúng 6911.
  • Nhấn OK để lưu và thoát khỏi hộp thoại.

BXP Login Service

Image
Hộp thoại BXP Login Service Preferences.
  • Start > Programs > Venturcom BXP, chọn BXP Login Service Preferences. Một hộp thoại xuất hiện.
  • Kiểm tra đường dẫn ở mục Database chỉ đến file VLD.MDB là C:Program FilesVenturcomBXPVLD.MDB.
  • Chọn mục Add new clients to database để sau này có thể cài đặt các cmáy con một cách tự động.
  • Chọn loại card mạng dùng cho dịch vụ này bằng cách đánh dấu vào địa chỉ tương ứng.
  • Nhấn OK.


Khởi động các dịch vụ của BXP đã được cấu hình

- Trong Control Panel, nhấn đúp vào biểu tượng Administrative Tools > Services, (hoặc Start > Programs > Administrator Tools > Services).
Có 7 dịch vụ liên quan đến BXP, ở đây chúng ta chỉ cấu hình 6 dịch vụ như sau (bỏ qua 3Com BOOTTP).
1. 3Com PXE
2. BXP TFTP Service
3. BXP Adaptive Boot Server
4. BXP IO Service
5. BXP Login Service
6. BXP Write Cache I/O Server

Image
Cấu hình cho dịch vụ 3ComPXE.
Để cấu hình cho dịch vụ 3Com PXE, nhấn chuột phải rồi chọn Properties. Trên hộp thoại hiện ra, nhấn Start để khởi động dịch vụ.
Từ mục Startup type, thay đổi từ Manual sang Automatic. Sau đó, chọn Apply > OK để lưu. Lần lượt làm tương tự cho các dịch vụ còn lại. Khi đã cấu hình xong, bạn có thể xem cột Status và Startup Type trên bảng Services để kiểm tra chúng được đặt ở chế độ Automatic hay chưa.

Sau khi cài đặt BXP trên máy chủ, bạn sẽ dùng chức năng quản trị của phần mềm này để tạo ổ đĩa ảo, tài khoản đăng nhập... cho các máy con.
Từ menu Start > Programs > Venturcom BXP > BXP Administrator.
Cửa sổ của chương trình sẽ hiển thị theo 3 cách:
  • Client - Disk: liệt kê các máy con trong cơ sở dữ liệu của BXP. Khi bấm vào một máy con, chương trình sẽ hiển thị các ổ cứng ảo đã gán cho máy này.
  • Server - Disk: hiển thị các ổ cứng ảo được tạo trên máy chủ.
  • Server - Client - Disk: hiển thị các máy con, ổ đĩa ảo và máy chủ (IO Server) được cài đặt.
Các công việc trong BXP Administrator:
  • Cấu hình cho tập tin khởi động Bootstrap.
  • Đăng ký IO Server vào cơ sở dữ liệu của BXP.
  • Tạo một ổ đĩa ảo.
  • Đăng ký máy con vào cơ sở dữ liệu của BXP.
  • Gán ổ đĩa ảo cho máy con.
1. Cấu hình cho tập tin khởi động Bootstrap

Image
Hộp thoại Configure Bootstrap.
  • File này (tên là vldrmil13.bin) chứa thông tin khởi động mà BootRom sẽ tìm đến để kích hoạt các máy con khi bật nguồn. Trong BXP thì file đó là . Để cấu hình cho Bootstrap, thực hiện như sau:
  • Trên cửa sổ BXP Administrator, chọn Tools > Configure Bootstrap.
  • Sau khi chấp nhận đường dẫn mặc định C:Program FilesVenturcomBXPTftpBootVLDRMI13.BIN, đánh dấu vào mục Use BOOTP/DHCP Resolved để dùng DHCP cấp phát địa chỉ IP cho các máy con.
  • Đánh dấu chọn ở Use Database Values để ghi địa chỉ IP của máy đã cài dịch vụ BXP Login Service vào tập tin Bootstrap.
  • Chọn Verbose Mode để hiển thị thông tin chi tiết quá trình khởi động của các máy con. (Khi cài đặt cho hệ thống mạng xong, bạn có thể tắt mục này để quá trình khởi động ở máy con được nhanh hơn).
  • Nhấn OK để lưu và thoát khỏi hộp thoại.
2. Đăng kí IO Server vào cơ sở dữ liệu của BXP
Hộp thoại IO Server.
Hộp thoại IO Server.


Ở màn hình của BXP Administrator, vào menu File > New Server. Hộp thoại New IO Server xuất hiện.
  • Tại mục Name: gõ vào tên máy chủ, ví dụ Phongthuchanhtin (tên này đã được đặt ở phần cài đặt hệ điều hành trên máy chủ). Nếu bạn gõ đúng thì khi bấm vào nút Resolve ở mục IP Address, máy sẽ tự hiển thị địa chỉ IP.
  • Phần Port mặc định là 6911, không nên thay đổi.
  • Tại Description, gõ thông tin mô tả máy chủ IO Server, hoặc để trống.
  • Lúc này, trên màn hình BXP Administrator sẽ xuất hiện biểu tượng máy chủ IO Server vừa tạo.
3. Tạo ổ đĩa ảo
  • Vào mục View > Server - Disk. Trên màn hình BXP Administrator sẽ hiển thị IO server Phongthuchanhtin.
  • Vào menu File > New - Disk, hộp thoại Add Virtual Disk sẽ xuất hiện > bấm vào New Disk để tạo ổ đĩa ảo mới.
  • Nhập dung lượng ổ đĩa ảo muốn tạo ở Virtual disk size in MB, tối đa là 8024 MB. (Chú ý: nếu vùng đĩa chứa thư mục VDISKS của máy chủ theo định dạng FAT32 thì dung lượng tối đa khoảng 4095 MB).
  • Tại ô Disk name, gõ tên ổ cứng ảo, ví dụ Virtualdisk1. Gõ thông tin vào Description hoặc để trống.
  • Nhấn OK.
  • Chú ý: Khi ổ cứng ảo đã được tạo thì dung lượng của nó không thay đổi được. Do đó, hãy căn cứ vào kích thước của hệ đi ều hành và các ứng dụng để chọn cho phù hợp.
4. Tạo tài khoản đăng nhập cho máy con
Tạo tự động
  • Trong BXP Login Service phải đánh dấu ở mục Add new client to database.
  • Khởi động máy con cần đăng kí tài khoản (máy con phải được chọn khởi động từ mạng LAN trước).
  • Ở mục Client Name, gõ tên máy con, ví dụ User1. Nhập thông tin mô tả ở mục Description hoặc bạn để trống. Lúc này BXP Administrator sẽ nạp thông tin đó và lưu vào trong cơ sở dữ liệu của BXP (gồm địa chỉ vật lí của card mạng và tên đặt cho máy con Client Name).
Tạo bằng tay
  • Khởi động tất cả các máy con trong mạng, ghi lại địa chỉ vật lý card mạng (MAC) của chúng.
  • Trong BXP Administrator, chọn menu File > New - Client, hộp thoại New Client sẽ xuất hiện.
  • Tại mục Name, gõ User1. Tại MAC, gõ địa chỉ IP của card mạng tương ứng. Nhập hoặc để trống ở ô Description.
  • Nhấn OK.

5. Đăng kí ổ cứng ảo đã tạo trước cho máy con
  • Vào View > Server – Client – Disk.
  • Bấm chuột phải vào một máy con nào đó, ví dụ User1 > Properties > Disks.
  • Tại Boot order, chọn Virtual Disk First (khởi động đĩa ảo đầu tiên sau khi bật máy).
  • Đánh dấu ở nút Change, hộp thoại Select Virtual Disk sẽ xuất hiện.
  • Từ mục All disks, đánh dấu vào biểu tượng của IO Server Phongthuchanhtin, máy sẽ hiển thị danh sách các ổ cứng ảo đã được tạo từ trước, ví dụ Virtualdisk1.
  • Đánh dấu vào Virtualdisk1> nhấn Add để đưa ổ này vào danh sách Attached disks. Nếu muốn bỏ đĩa ảo nào từ danh sách thì đánh dấu vào đó và nhấn Remove.
  • Nhấn OK để lưu thông tin.
Sau khi cài đặt BXP trên máy chủ, bạn sẽ tiến hành cài phần mềm này cho các máy con. Để thực hiện, người dùng cần một ổ cứng tham khảo có sẵn hệ điều hành và những ứng dụng cần thiết.
Bạn sẽ phải đi qua các bước sau:
  • Tạo một tài khoản người dùng trên máy con.
  • Khai báo và kiểm tra kết nối mạng giữa máy con và máy chủ.
  • Cài BXP 3.1 Client lên máy con.
  • Sao phân khu hệ thống trên ổ đĩa vật lí của máy con vào ổ đĩa ảo đã tạo.
1. Tạo một tài khoản người dùng trên máy con
  • Tài khoản này sẽ dùng để đăng nhập vào hệ thống sau khi máy con khởi động xong. Nếu nhiều máy dùng chung một ổ đĩa ảo thì tài khoản này cũng được nhiều máy sử dụng và nên đặt ở chế độ có quyền quản trị tương đương Administrator của máy con.

Image
Tạo tài khoản với quyền quản trị tương đương Administrator.
  • Vào menu Start > Control Panel > User Accounts > Creat a new account > nhập tên tài khoản trong mục Name the new account (ví dụ Sinhvien) > Computer Administrator > Creat Account.
  • Chú ý: khi đã tạo xong tài khoản Sinhvien với quyền quản trị tương đương Administrator, bạn nên đăng nhập bằng tài khoản này mới hành các bước tiếp theo. Trước khi thực hiện công việc tiếp theo, ta cần kiểm tra việc kết nối mạng giữa máy trạm và máy chủ.
2. Khai báo và kiểm tra kết nối mạng giữa máy con và máy chủ
Start > Run > gõ lệnh cmd > ipconfig để xem địa chỉ được cấp trong mục IP Address.
3. Cài BXP 3.1 Client trên máy con
  • Chạy setup.exe của BXP 3.1.
  • Hộp thoại Setup type mở ra, chọn Client > Next.
Image
Chọn mục Client ở hộp thoại này để cài BXP cho máy con.
  • Hệ điều hành thông báo có thêm phần cứng mới (ổ đĩa ảo của BXP). Nhấn Next để chương trình xác nhận cài đặt này. Nhấn Continue anyway và tiếp tục cho đến khi cài đặt BXP ở máy con hoàn thành.
4. Sao dữ liệu hệ thống trên máy con vào ổ đĩa ảo
Định dạng ổ đĩa ảo
Vào My Computer hoặc Windows Explorer của máy con vừa cài đặt BXP Client, bạn sẽ thấy thêm một ổ cứng mới.
Để định dạng cho ổ đĩa ảo này, bấm chuột phải vào biểu tượng > Format > khai báo các tham số định dạng cần thiết > Start > OK.
Sao dữ liệu hệ thống trên máy con vào ổ đĩa ảo

Vào menu Start > All Programs > Venturcom BXP > Image Builder.
Trong hộp thoại BXP Client Image Builder, nhấn vào ổ đĩa ảo trong Destination Path để lưu Windows XP và các ứng dụng cần sao từ ổ cứngt ham khảo của máy con. Nhập tên kí tự ổ đĩa mới xuất hiện trong MyComputer hoặc nhấn Browse và chỉ ra tên ổ đĩa này.
Muốn xoá nội dung hiện có trên ổ đĩa ảo trước khi sao chép, đánh dấu mục Delete all files and Folder in ...
Nhấn Build để bắt đầu sao chép, chờ đến khi hoàn thành (từ 10-20 phút)
Tắt máy, tháo ổ đĩa cứng ở máy con và cho máy này khởi động từ BootRom.
Chú ý: Trước khi cho máy con khởi động ở chế độ ổ nào trước (ổ cứng tham khảo hay ổ ảo), bạn vào BXP Administrator và thiết lập trong mục Boot order.

Thực hiện tương tự với các máy con còn lại.
Bình thường, người dùng các máy con có thể truy cập vào đĩa cứng ảo để chỉnh sửa và gây nhiều thay đổi. Lúc này, bạn sẽ tận dụng một số tính năng cài đặt cache của bản BXP 3.1 để tối ưu hóa mạng BootRom.
3 phần trước đã trình bày cách cài đặt để máy khởi động được từ mạng BootRom. Phần này sẽ thảo luận kĩ hơn về các cơ chế của nó. BXP từ phiên bản 2.5 trở lên có hỗ trợ cache cho máy con với 4 phương pháp sau:
1. Private Image với cơ chế RAM cache
Mỗi máy con có một ổ cứng ảo riêng theo phương pháp Private image nhưng khi máy này hoạt động, mọi thao tác ghi lên ổ cứng (tạo, xoá file, thay đổi cấu hình... ) sẽ "mượn tạm" bộ nhớ RAM. Sau khi máy con khởi động lại, hệ thống sẽ trở về trạng thái cũ.

Image
Mô hình mỗi máy con một ổ ảo đặt cache trên RAM.
Ưu điểm: Mỗi máy con có thể khôi phục cấu hình cũ dễ dàng bằng cách khởi động lại máy.
Hạn chế: Mọi sự thay đổi trên ổ cứng ảo đều không có tác dụng; RAM của hệ thống sẽ bị giảm để làm cache.
2. Private Image với cơ chế Server cache
Với cách này, thay vì đặt cache trên RAM của máy con, người dùng sẽ chuyển sang cache ở một phần ổ cứng trên máy chủ. Như vậy, ưu điểm của phương pháp này là không làm giảm RAM hệ thống của các máy con.

Image
Mô hình mỗi máy con một ổ ảo theo cơ chế cahe đặt ở máy chủ.

3. Shared Image với RAM cache
Ở đây, các máy con đều dùng chung một ổ cứng ảo nên phải dùng chế độ cache bằng RAM của chúng.
Ưu điểm: Băng thông tải trên mạng sẽ giảm giúp quá trình khởi động và việc chạy ứng dụng của các máy con sẽ nhanh hơn.
Hạn chế: Một phần RAM của máy con phải dùng để làm cache.

Image
Mô hình các máy con dùng chung ổ cứng, có đặt cache trên RAM.
4. Shared Image với Server cache
Cache đặt trên ổ cứng của máy chủ.

Image
Mô hình các máy con dùng chung một ổ, đặt cache trên ổ cứng máy chủ. Ảnh: Venturcom.

Cách cài đặt cache
Theo phương pháp Private Image
Khi các máy con có thể khởi động WindowsXP bằng cách Private Image, bạn sẽ cấu hình cho chúng trên máy chủ để tối ưu hóa hệ thống.
- Trên máy chủ, từ menu Start > Programs > Venturcom BXP > BXP Configuration. Một hộp thoại hiện ra.
- Nhấn vào đường dẫn chỉ đến ổ cứng ảo cần cấu hình. Ví dụ: Muốn cấu hình cache cho máy User1, chọn D:\VDISKS\Virtualdisk1.
Chú ý: Phải tắt máy con tương ứng trong quá trình cấu hình.

- Nhấn vào
- Nhấn OK để hoàn tất.
Chú ý: Sau khi chọn cache trên máy chủ, trong thư mục D:VDISKSWriteCache sẽ xuất hiện các file tạm thời.
Theo phương pháp Shared Image - Multicast và cache
Với cách này, các máy con trong mạng đều truy cập vào một ổ cứng ảo. Bạn có thể chọn ổ ảo đầu tiên (Virtualdisk1) làm ổ để dùng chung. Trước hết, đăng kí Virtualdisk1 cho tất cả các máy con trong mạng.
- Trên máy chủ, vào menu Start > Programs > > Venturcom BXP > BXP Configuration. Một hộp thoại hiện ra.
- Chọn Enable Multicash boot. Tại ô Multicast address giữ nguyên địa chỉ IP hiện có.
- Nhấn OK.
- Sau đó, khởi động máy con đầu tiên được khai báo sử dụng ổ cứng ảo Virtualdisk1.
Chú ý:
- Lần khởi động này có thể lâu hơn bình thường. Khi chọn chế độ Multicast, trong thư mục D:VDISKS sẽ có thêm file định dạng .abs để chứa thông tin về các máy con.
- Với Private Image có thể chọn dùng cache hoặc không nhưng Share Image - Multicast bắt buộc phải dùng.
- Nếu ở máy con, bạn khai báo chế độ đăng nhập vào máy chủ ở dạng Domain (chứ không phải Workgroup) thì phải khai thêm ở máy chủ và máy con.
Tại máy chủ: Vào Menu Start > Command Prompt > đến C:Program FilesVenturcomBXP gọi lệnh
BNSETCA USER1
BNSETCA USER2
BNSETCA USER3 (cho đến USER10)
Tại máy con: Vào menu Start > Control Panel > Administrative Tools > Local Security Policy. Ở cửa sổ hiện ra, nhấn đúp chuột vào Local Policies > chọn Security Options. Từ cửa sổ bên phải, nhấn đúp chuột vào Disable machine account password change > chọn Enable và nhấn OK.
Chú ý: chỉ thực hiện thao tác này khi chưa khai báo cache cho máy con.
theo VnExpress