hôm nay học về DNS ,DDNS đọc để confirm lại thấy hay hay post lên mọi người đọc hiểu thêm chút về công nghệ.


Dynamic DNS là phương thức ánh xạ tên miền tới địa chỉ IP có tần xuất thay đổi cao (do không phải mọi máy tính đều sử dụng địa chỉ IP tĩnh).

Những đối tượng không sử dụng dịch vụ kết nối Internet trực tiếp leased-line với địa chỉ IP tĩnh mà thuê kết nối Internet gián tiếp dialup hoặc dịch vụ ADSL có địa chỉ IP động, nếu đăng ký sử dụng Dynamic DNS hoàn toàn có thể tự duy trì máy chủ dịch vụ của mình. Đặc biệt, các thuê bao ADSL với số lượng ngày càng tăng nhanh sẽ rất hưởng ứng dịch vụ dynamic DNS bởi vì với dynamic DNS, thuê bao ADSL (thường là các tổ chức) có khả năng tự duy trì máy chủ dịch vụ (mail, web, ftp…server), không phải thuê dịch vụ mail hosting, web hosting của ISP vốn rất tốn kém. Việc tự duy trì máy chủ trước đây vốn chỉ có thể đối với các tổ chức có kết nối trực tiếp leased-line vốn là một dạng dịch vụ kết nối giá thành cao.

Để sử dụng dịch vụ Dynamic DNS khách hàng ADSL chỉ cần đăng ký sử dụng dịch vụ với VNNIC, VNNIC sẽ cấp tên miền, account để xác thực. Sau đó khách hàng download chương trình VNNIC Dynamic DNS Client về cài vào máy và thiết lập các thông số (tên miền, tên máy chủ, account). Chương trình này sẽ theo dõi và cập nhật vào hệ thống DNS của VNNIC khi có sự thay đổi IP của kết nối ADSL đó, đảm bảo tên miền của khách hàng luôn được trỏ đúng.

Dịch vụ DNS động (Dynamic DNS) cung cấp một chương trình đặc biệt chạy trên máy tính của người sử dụng dịch vụ dynamic DNS gọi là Dynamic Dns Client. Chương trình này giám sát sự thay đổi địa chỉ IP tại host và liên hệ với hệ thống DNS mỗi khi địa chỉ IP của host (vốn được cung cấp bởi ISP bằng phương pháp động) thay đổi và sau đó update thông tin vào cơ sở dữ liệu DNS về sự thay đổi địa chỉ đó. Bằng cách này, cho dù máy chủ có thường xuyên bị thay đổi địa chỉ thì tên miền vẫn được hệ thống máy chủ DNS trỏ về đúng địa chỉ được cấp IP mới đó.


Chương trình vnnicdynamicdns cài đặt tại phía máy người sử dụng có nhiệm vụ

Cập nhật thông tin về sự thay đổi địa chỉ IP trên máy của người dùng.
Thiết lập các thông số về tên miền để ánh xạ vào địa chỉ IP của người sử dụng.
Thiết lập các thông số về thời gian cập nhật, địa chỉ IP cố định khi máy tính không kết nối vào mạng Internet.

Tự động kết nối tới hệ thống máy chủ cung cấp dịch vụ dynamic DNS của VNNIC thông qua giao thức http port 8888 để xác thực (authenticate) và cập nhật thông tin ánh xạ tên miền và địa chỉ IP.

2. Hệ thống máy chủ cung cấp dịch vụ dynamic DNS của VNNIC
Hệ thống máy chủ cung cấp dịch vụ dynamic DNS của VNNIC gồm các thành phần sau:
Hệ thống máy chủ DNS cung cấp dịch vụ dynamic DNS.
Hệ thống này có nhiệm vụ cập nhật tên miền vào cơ sở dữ liệu DNS và kích hoạt tên miền ngay khi nhận được yêu cầu cập nhật tên miền từ chương trình cài đặt trên máy của người sử dụng
Hệ thống đăng ký sử dụng dịch vụ Dynamic DNS

Hệ thống cho phép người dùng đăng ký sử dụng dịch vụ Dynamic DNS.
Cấp phát tài khoản (account) gồm có username và password để cài đặt tại chương trình vnnicdynamicdns cài đặt tại phía máy người sử dụng). Tài khoản này sẽ được dùng để xác thực trước khi cho phép tên miền được cập nhật vào hệ thống dynamic DNS.

Yêu cầu đối với người dùng sử dụng dịch vụ Dynamic DNS

Để có thể sử dụng dịch vụ Dynamic DNS người sử dụng cần :

Cài đặt chương trình vnnicdynamicdns client trên máy của mình.
Thiết lập các thông số để xác thực và kết nối tới hệ thống máy chủ cung cấp dịch vụ dynamic dns để cập nhật tên miền với địa chỉ IP của máy (xem thêm tài liệu “hướng dẫn cài đặt và sử dụng chương trình vnnicdynamicdns client”).

Đảm bảo máy tính của mình có thể kết nối tới hệ thống máy chủ cung cấp dịch vụ dynamic DNS của VNNIC thông qua giao thức http và port 8888. Ví dụ, trường hợp người sử dụng kết nối Internet thông qua modem ADSL có tính năng firewall, người dùng liên hệ với nhà cung cấp để thiết lập các thông số trên modem ADSL để mở port 8888 cho giao thức http trên modem.
Cài đặt các phần mềm cung cấp dịch vụ web, e-mail trên máy của mình để cung cấp dịch vụ với tên miền đã đăng ký. Một số phần mềm người dùng có thể sử dụng để cung cấp dịch vụ web, phần mềm Apache, IIS, …

Các trường hợp đặc biệt khi sử dụng dịch vụ Dynamic DNS

Trong trường hợp người dùng kết nối với mạng Internet thông qua cơ chế chuyển đổi địa chỉ NAT. địa chỉ được cập nhật vào hệ thống máy chủ DNS của VNNIC sẽ là địa chỉ thực (public address) được sử dụng khi người dùng kết nối với mạng Internet.

Ví dụ trong hình dưới, các máy tính đều được gán địa chỉ Private address thuộc mạng 192.168.0.0. Khi kết nối với mạng Internet thông qua hệ thống NAT, các máy tính này sử dụng địa chỉ public address (203.162.0.15). Trong trường hợp các máy tính này sử dụng dịch vụ dyamic DNS. Tên miền của các máy tính này sẽ được ánh xạ vào địa chỉ 203.162.0.15. Do vậy trong trường hợp 3 máy tình này đều sử dụng dịch vụ dynamic DNS với 3 tên miền khác nhau thì cả 3 tên miền (pc1.congty.com.vn, pc2.congty.com.vn, pc3.congty.com.vn đều được ánh xạ vào 1 địa chỉ 203.162.0.15 )


Trong trường hợp cả 3 máy tính trên đều cung cấp dịch vụ web, người dùng khi truy cập vào trang web của 3 máy tính trên sẽ đều kết nối tới địa chỉ 203.162.0.15. Như vậy, để phân biệt các trang web trên từng máy tính khác nhau, hệ thống gateway kết nối ra ngoài phải có chức năng phân biệt gói tin gửi cho từng máy theo tên miền. Tính năng này được thiết lập theo công nghệ port forwading. Người sử dụng nên liên hệ với quản trị mạng để được hỗ trợ thiết lập trong trường hợp mạng sử dụng có cấu hình như trên